Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cây mai vàng trước và sau Tết #20
Loading…
Reference in New Issue
No description provided.
Delete Branch "%!s(<nil>)"
Deleting a branch is permanent. Although the deleted branch may continue to exist for a short time before it actually gets removed, it CANNOT be undone in most cases. Continue?
Cây mai vàng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Việc chăm sóc cây đúng cách trước và sau Tết sẽ giúp mai khỏe mạnh, ra hoa đẹp và đều đặn vào các mùa sau. Dưới đây là các kỹ thuật cơ bản cần lưu ý:
Như chúng ta đã biết, cây hoa mai thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết xuân về. Vậy bạn có hiểu biết gì về cây hoa mai không? Đa phần sẽ không biết. Để hiểu rõ hơn về cây hoa mai, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé tại điểm bán mai vàng
Tổng quan về cây hoa mai
Thông tin cơ bản về cây hoa mai
Cây mai thuộc họ Ochnaceae, tên khoa học Ochna integerrima, còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa chuộng vào ngày Tết Cổ truyền ở miền Nam Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, có tuổi thọ cao, nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và màu sắc đẹp.
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa mai
Nguồn gốc của hoa mai
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh, cách đây đã hơn 3.000 năm, cây mai đã có mặt tại Trung Quốc.
Người Trung Quốc xem hoa mai là quốc hoa, có nhiều tên gọ iđẹp như “Thủy tiên mai”, “Uyên ương mai”, “Yên chi mai”... Hoa mai chịu được tuyết lạnh, tượng trưng cho khí chất trượng phu, không bao giờ khuất phục.
1. Ánh sáng cho cây mai vàng
Mai vàng là loại cây ưa ánh sáng mạnh. Vì thế:
Trồng ở nơi nhiều nắng: Chọn vị trí có ánh sáng trực tiếp ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Nếu đặt ở ban công, ưu tiên hướng đông hoặc tây.
Trồng ở sân thượng: Đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng cả ngày.
Với cây mai lớn: Trồng ở vùng đất rộng, thoáng và có ánh nắng trực tiếp suốt ngày.
2. Thay đất, bổ sung phân và chăm sóc rễ
Chuẩn bị chậu thoát nước tốt: Dưới đáy chậu, rải lớp cát xây, vỏ trấu chưa đốt hoặc đá dăm nhỏ để tránh ngập úng.
Thay đất và bổ sung phân hàng năm:
Lấy 5–10 cm đất mặt bỏ đi, bổ sung hỗn hợp gồm:
30% phân hữu cơ (phân bò, dê).
30% đất phù sa.
40% phân trấu, rơm rạ hoặc xơ dừa.
Hai năm thay đất một lần: Xăm quanh chậu, kéo cây ra, cắt bớt rễ già và đất cũ ở đáy (10–20 cm) và xung quanh (5–10 cm).
Trồng lại cây vào chậu, để miệng chậu thấp hơn bề mặt đất 5 cm.
Tỉa cành, tỉa hoa, nụ và quả:
Tỉa những cành vượt, cành mọc không cân đối, cắt ngắn cành dài.
Loại bỏ hoa, nụ và quả sau Tết để cây tập trung dinh dưỡng phục hồi.
3. Chế độ tưới nước cho cây mai vàng
Mai cần nước sạch, tránh nước nhiễm phèn hoặc mặn.
Tưới đều đặn hàng ngày, trừ khi có mưa to. Nếu mưa nhỏ và kéo dài, vẫn phải tưới bổ sung.
Thiếu nước, lá mai sẽ khô và vàng, ảnh hưởng đến chu kỳ ra hoa của cây.
=====>> Xem thêm: Top cách trồng mai vũ nữ chân dài
4. Bón phân cho cây mai vàng
Phân hóa học:
Sau khi thay đất một tháng, bón phân NPK (20:20:20 hoặc 16:16:8).
Pha loãng 1/1000, tưới đều vào chậu hoặc rải trực tiếp và xới đất nhẹ.
Bón các tháng: 2, 5, 8, 11 âm lịch.
Phân hữu cơ:
Bón vào các tháng 6 và 10 âm lịch.
Dùng 3–5 kg phân hoai mục hoặc 1 kg phân vi sinh cho chậu có đường kính ≥50 cm.
5. Kỹ thuật tỉa cành cho cây mai vàng
Hai tháng một lần, tỉa cành để duy trì dáng cây đẹp:
Tỉa bớt cành vượt dài, chồi mọc từ thân.
Đảm bảo ánh sáng chiếu đều vào mọi phần của cây.
Kê chậu lên cao (30–50 cm) để cây hấp thụ ánh sáng tối đa.
6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai vàng
Sâu và nhện đỏ:
Sử dụng thuốc như Confidor, Danitol, Politryl,… phun 2–3 lần, cách nhau 3–5 ngày.
Khi cây ra lá non, phun phòng trừ bọ trĩ và rầy rệp.
Trước Tết (20–25 tháng Chạp), phun nhẹ để bảo vệ nụ hoa.
Bệnh trên cây mai:
Các bệnh phổ biến như phấn trắng, gỉ sắt, đốm lá cần dùng thuốc trừ nấm tổng hợp.
7. Lặt lá cho cây mai vàng
Lặt lá mai là kỹ thuật quan trọng để cây ra hoa đúng Tết. Thời điểm lặt lá phụ thuộc vào:
Thời tiết (lập xuân) khi mua mai vàng tại vườn mai đẹp
Loại mai (5, 9 hoặc 12 cánh).
Tình trạng cây (khỏe hay yếu, nụ to hay nhỏ).
Thời gian tham khảo:
Mai 12 cánh: Lặt từ 25/11 đến 5/12 âm lịch.
Mai 5–9 cánh: Lặt từ 5–10/12 âm lịch.
Lặt lá cần sự tỉ mỉ và kinh nghiệm, theo dõi sát thời tiết để điều chỉnh phù hợp.
Chúc các bạn có những chậu mai vàng rực rỡ mỗi dịp Tết!
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.